Xin lỗi, thật sự khó vậy sao?
Một trong những đặc tính của người Việt mà tôi nhận thấy, đó chính là tính đổ thừa. Người Việt luôn luôn tìm được đối tượng hay hoàn cảnh để đổ thừa cho hành vi không chuẩn mực của mình.
Tôi có làm một khảo sát nhỏ với bạn bè tôi, gồm ca sĩ, nhà báo và nhà văn. Xung quanh vấn đề, “Nếu chị là Lệ Quyên, trong trường hợp ấy chị có cho con trai tè vào túi đựng chất lỏng trên máy bay hay không?”. Và tôi nhận được câu trả lời có mấy điểm chung như sau,
Câu trả lời chung thứ nhất: “Nếu bất khả kháng, tôi sẽ làm vậy”.
Câu trả lời chung tiếp theo: “Sau đó, tôi sẽ xin lỗi vì con trai tôi đã gây ra sự bất tiện”.
Câu trả lời chung cuối cùng: “Vấn đề là thái độ”.
Mỗi chúng ta, luôn có một thái độ khác nhau trong một sự việc khác nhau. Tựu chung của thái độ, chính là cách lý giải làm sao để sự hợp lý thuộc về mình còn sự bất hợp lý thuộc về người khác. Nếu không, thì thái độ cũng chính là sự thể hiện “là vì tôi thế này, là vì tôi thế khác, là vì tôi không cố ý, là vì tôi đang hối hận, là vì tôi đang tuyệt vọng”.
Người càng có danh vọng, thái độ lại càng khác biệt. Ngoại trừ, một vài trường hợp cực chẳng đã bắt buộc phải thừa nhận.
Tựu chung của thái độ, chính là cách lý giải làm sao để sự hợp lý thuộc về mình còn sự bất hợp lý thuộc về người khác. (Ảnh minh họa)
Một trong những đặc tính của người Việt mà tôi nhận thấy, đó chính là tính đổ thừa. Người Việt luôn luôn tìm được đối tượng hay hoàn cảnh để đổ thừa cho hành vi không chuẩn mực của mình. Điều này, xuất hiện ở mọi lĩnh vực trong đời sống, không cần tôi phải lấy ví dụ chỉ cần quan sát một chút bạn sẽ lập tức phát hiện.
Tôi không nghĩ rằng, đám đông khắt khe vì cậu bé nhà của ca sĩ Lệ Quyên tè vào túi chất lỏng trên máy bay. Tôi tin, đám đông chờ đợi một cách hành xử phù hợp của ca sĩ Lệ Quyên.
Đáng tiếc, Lệ Quyên lại im lặng.
Thật ra, trong đời sống này có đôi khi người ta cần im lặng. Thế nhưng, cũng có đôi khi người ta cần phải lên tiếng một cách thích hợp.
Thêm nữa, ai cũng yêu thương con của chính mình. Có điều, không nên nhân danh sự yêu thương hay lo lắng để làm phiền đến người khác.
Bởi sòng phẳng hơn, khi cá nhân lo lắng cho con cái mình thì hành động ấy là phục vụ cho cảm xúc, trách nhiệm hay tình mẫu tử (phụ tử) của cá nhân. Không nên lấy ý chí chủ quan của chính cá nhân để ép hay buộc đám đông xung quanh phải chấp nhận điều này với chính mình.
Mọi thứ sẽ không trở nên lùm xùm, ầm ĩ và ca sĩ Lệ Quyên phải xuất hiện để giải thích về một chuyện đã trôi qua nếu như ngay khi nó vừa hiện hữu, ca sĩ Lệ Quyên viết vài chữ trên facebook nhằm biểu thị thái độ như là một cách xin lỗi vì đã cho con trai tè không đúng nơi quy định trên máy bay.
Nói đến văn minh trong trường hợp của ca sĩ Lệ Quyên này e rằng khiên cưỡng, nhưng quan điểm cá nhân tôi cho rằng, một xã hội văn minh phải được xây dựng từ tính kỷ luật của mỗi người đang sinh sống trong xã hội đấy. Khi còn chấp nhận những ngoại lệ và bao biện cho ngoại lệ, chúng ta rất khó hy vọng điều tích cực đến từ tương lai.
Thêm nữa, không phải ngẫu nhiên mà bà mẹ của Mạnh Tử lại được vinh danh mấy trăm năm qua. ST
Nguồn:Eva.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét