7 trải nghiệm rất thật của một bà mẹ vừa trải qua ca sinh mổ

Sinh mổ hiện chiếm 50% các ca sinh nở tại Việt Nam hàng năm, và nếu bạn đang có ý định đó thì nên dừng lại 1 chút để đọc bài sau đây và cân nhắc thêm về kế hoạch của mình.


1. Vết mổ sẽ theo bạn suốt cuộc đời

Trước khi lên bàn mổ, tôi đã ung dung nghĩ rằng việc có thêm 1 vết sẹo nhỏ trên bụng là chuyện nhỏ, nhưng giờ đây tôi luôn ước có cỗ máy thời gian để quay lại khoảng thời gian mang thai lần đầu vào năm 2010 để được lựa chọn lại. Đó thực sự không chỉ đơn giản là một vết cắt như thể bạn lỡ tay để lại trên quả táo mà đó là vết rạch trên da thịt bạn để đưa đứa trẻ ra ngoài. Một đường rạch dài được bác sĩ thực hiện trên bụng, một ống thông tiểu được luồn vào trong và hàng loạt dây rợ buộc vào chân để ngăn ngừa đông máu. 

Bạn không được ăn thức ăn đặc cho đến khi tự “xì hơi” và đi tiểu được, với tôi là 24 tiếng sau khi con gái tôi chào đời (nghe thì đơn giản đấy, nhưng thực hiện những việc này sau khi sinh mổ lại vô cùng khó khăn). Sau này, tôi còn mắc chứng đau cột sống do bị tiêm thuốc gây tê ngoài màng cứng ngay trước ca phẫu thuật. Hãy chuẩn bị tinh thần, vừa phải đối phó với tất cả việc trên vừa phải xoay xở với việc làm mẹ một em bé mới sinh.

2. Phục hồi sau sinh sẽ lâu hơn
Trước khi rời bệnh viên, bác sĩ đã chỉ định tôi không được đi bộ nhiều và tôi đã sai lầm khi cười nhạo cô ấy. Bé thứ hai của tôi được sinh thường, tôi đã tự đi bộ và ăn bánh mì chỉ 2 giờ sau sinh. Nhưng sinh mổ thì không đơn giản như vậy vì vết mổ thực sự rất đau, ngay cả khi vết sẹo đã lành thì sự đau đớn vẫn kéo dài từ 4-6 tháng, bất cứ cái gì chạm vào vết mổ cũng khiến tôi như bị đâm bởi hàng triệu mũi kim. Sau gần một năm, tôi mới dần phục hồi, nhưng mọi việc chưa dừng ở đó…
 
3. Các cơ quan nội tạng của bạn đã bị di chuyển ít nhiều

Bạn có biết rằng, để chạm đến tử cung của bạn, các bác sĩ đã phải di chuyển các cơ quan nội tạng của bạn, thực tế là những ca sinh mổ còn có phần "đẫm máu" hơn bất kì bộ phim kinh dị nào. Tôi được chỉ định sinh mổ trong trường hợp bất khả kháng do ngôi thai ngược, người tôi tiếp xúc duy nhất trong 4 tuần sau sinh là chồng tôi vì vậy tôi đã rất sốc khi nghe các bà mẹ sinh mổ khác phàn nàn rằng họ cảm thấy rất lạ bên trong cơ thể mình. Thậm chí cả tôi đều cảm nhận nội tạng của mình đã bị di chuyển ít nhiều. 

Trong hầu hết các ca phẫu thuật lấy thai, các bác sĩ phải di chuyển bàng quang và ruột sang một bên để chạm được vào tử cung của bạn, thậm chí có thể bị lôi em bé ra khỏi cơ thể bạn. Và ống dẫn trứng cũng sẽ được làm tương tự, đó còn chưa kể đến nếu bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật, việc bị cắt 1 phần ruột hoàn toàn có thể xảy ra.

4. Sinh mổ cũng có thể được coi là "tự nhiên"
Mọi sự sinh đẻ đều được coi là tự nhiên, không có cái nào là lý tưởng hay hoàn hảo ở đây, dù cho đứa trẻ bước vào thế giới theo con đường nào: qua âm đạo, qua vết rạch trên bụng hoặc có hay không có gây tê màng cứng. Điều tôi muốn nhắc đến ở đây là sự trải nghiệm, làm thế nào để cho các mẹ cảm thấy dễ chịu và có được sự trải nghiệm tốt nhất cho bản thân.

5. Sinh mổ không nên là lí do làm bạn thất vọng
Có rất nhiều phụ nữ cảm thấy đau buồn sau khi sinh mổ vì họ đã không sinh thường được như mong muốn, nhưng không phải tất cả vì cũng có rất nhiều người chọn sinh mổ để sức khỏe và sự an toàn của họ được đảm bảo nhất.

6. Sinh mổ cũng rất kì diệu  
Bạn đã từng nghe nói về các bà mẹ ngồi thiền, hay thư giãn trong bồn tắm trong những ca sinh thường. Khi sinh mổ bạn cũng hoàn toàn có thể có được những cảm giác đó, bạn có thể yêu cầu được nghe một bản nhạc yêu thích hay thực thành hypnobirth (sinh trong trạng thái bị thôi miên) để thư giãn ngay trên bàn mổ. Việc sinh mổ trong trường hợp khẩn cấp không liên quan tới việc bạn đã lên kế hoạch sinh thường hay chưa nên đừng mất thời gian đắn đo hay suy nghĩ quá nhiều về việc này. Bạn hoàn toàn vừa có thể sinh mổ vừa có thể chào đón thiên thần của mình chào đời trong giai điệu rộn ràng của của một bài hát.
7. Hãy nhớ bạn hoàn toàn có thể sinh thường tiếp sau khi sinh mổ
Có vẻ có rất nhiều người nghi ngờ về điều này, thậm chí cả các bác sĩ cũng khá do dự khi thực hiện đỡ đẻ cho một người muốn sinh thường sau khi đã từng trải qua một cuộc sinh mổ, nhưng việc này thực sự không đáng ngại đến mức đó. Việc vỡ tử cung có vẻ là mối quan tâm lớn nhất, tuy nhiên nó chỉ chiếm tỉ lệ gần 1/100 ca sinh thường sau sinh mổ. 

Nếu không có tiền sử xấu về sức khỏe hay có biến chứng trong quá trình mổ đẻ lần trước thì việc sinh thường sau sinh mổ hoàn toàn có thể thực hiện. Nếu bạn muốn làm điều đó, hãy chuẩn bị tinh thần thật tốt cùng với một đội ngũ bác sĩ và nữ hộ sinh nắm rõ về lịch trình mang thai và sức khỏe của bạn. Hãy lên kế hoạch mang thai và sinh con một cách bài bản để sẵn sàng chào đón một thiện thần theo cách tốt nhất mà bạn muốn trải nghiệm.
Nguồn : ST

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách trồng hoa súng trong chậu, hồ nước