Phát hiện mới: Tế bào Kupffer “nổi loạn” gây bệnh cho gan

Theo các nghiên cứu được hỗ trợ bởi Quỹ Nghiên cứu Đức và TT Nghiên cứu liên ngành Aachen, Kupffer - một loại tế bào miễn dịch thường trú ở gan – sẽ trở thành “thủ phạm” của nhiều bệnh lý gan khi chúng hoạt động quá mức.

Các bệnh lý gan thường gặp như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan hay thậm chí ung thư gan ngày càng trở nên phổ biến. Cụ thể, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, ung thư gan xếp thứ ba trong nhóm ung thư gây tử vong nhiều nhất thế giới, chỉ sau phổi và dạ dày. Trung bình mỗi năm có thêm nửa triệu ca mắc mới, trong đó hơn 80% số bệnh nhân ở các quốc gia châu Á và khu vực châu Phi cận Sahara.
Liên tục tiếp nhận và xử lý các độc chất cho cơ thể khiến tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức, gan dễ có nguy cơ hư tổn
Liên tục tiếp nhận và xử lý các độc chất cho cơ thể khiến tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức, gan dễ có nguy cơ hư tổn
Việc tìm ra cơ chế bệnh sinh của các bệnh lý gan nhằm có cách phòng, trị hiệu quả luôn là một thách thức lớn của y học hiện đại trong nhiều thập kỷ qua và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Trong đó, đáng chú ý là phát hiện về việc tế bào Kupffer khi bị kích hoạt quá mức sẽ phóng thích ra các chất gây viêm như Interleukin, TNF-α, TGF-β… làm tổn thương tế bào gan, khiến gan bị hủy hoại, xơ hóa
Trước đây, Kupffer thường được biết đến như một loại đại thực bào nằm trong xoang gan - nơi dẫn máu ra, vào gan, là tế bào đầu tiên ở gan tiếp xúc với các vi khuẩn, độc tố, tạo phản ứng miễn dịch. Lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1876, tế bào Kupffer được đặt theo tên một nhà khoa học người Đức - Karl Wilhelm von Kupffer.
Nhưng đến gần đây, bằng nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ sinh học phân tử, các nhà khoa học thế giới đã phát hiện ra rằng, khi bị kích hoạt quá mức, tế bào Kupffer sẽ phóng thích ra các chất gây viêm làm gan tổn thương, hư hại. Tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức một mặt là do sự xâm nhập của các độc chất từ thực phẩm kém an toàn, môi trường ô nhiễm, thuốc lá, bia rượu, thuốc điều trị… vào cơ thể. Đồng thời, các chất độc hại cũng khiến tế bào gan làm việc quá mức khi thực hiện vai trò khử độc, làm sản sinh ra các sản phẩm trung gian tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer mạnh mẽ, và một lần nữa gây chết tế bào gan nhiều hơn, khiến gan nhanh chóng suy yếu, làm tổn thương tế bào gan từ đó gây ra các bệnh lý gan nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan hay thậm chí ung thư gan.
Việc tìm ra vai trò của tế bào Kupffer khi bị kích hoạt quá mức trong cơ chế bệnh sinh của các bệnh lý gan đã mở ra hướng nghiên cứu mới về cách phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý gan. Trong đó, đáng chú ý là các nghiên cứu tại Nhật Bản và Đức về dược thảo Wasabia và S. Marianum. Trong đó, Wasabia là loài cây thuốc quý nổi tiếng, đặc trưng của nền y học và văn hóa ẩm thực Nhật Bản từ hàng ngàn năm nay, mang nhiều đặc tính y học quý giá, đặc biệt là khả năng chống độc, khử độc. Còn dược thảo S. Marianum có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải và Đông Âu, được sử dụng hơn 2.000 năm trước trong việc duy trì sức khỏe gan, mật.
Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy dược thảo Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer, giảm các chất gây viêm TNF-α, TGF-β và Interleukin, nhờ đó cải thiện đáng kể tình trạng viêm và tổn thương gan, hạn chế sự hình thành các mô sợi gây xơ hóa. Đồng thời, Wasabia và S. Marianum còn làm tăng Nrf2 - yếu tố bảo vệ cơ thể, thúc đẩy quá trình khử độc trong gan, kiểm soát tế bào Kupffer, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư hỏng… Những tác dụng này đã đưa đến một trong những giải pháp nhắm trúng đích trong việc phòng, trị các bệnh lý gan, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các dưỡng chất thiết yếu của cơ thể, giúp lợi mật, giảm mẩn ngứa, mụn nhọt…
Tinh chất Wasabia và S. Marianum (có trong HEWEL) kiểm soát hiệu quả hoạt động tế bào Kupffer, là giải pháp mới giúp phòng trị các bệnh lý gan từ gốc
Tinh chất Wasabia và S. Marianum (có trong HEWEL) kiểm soát hiệu quả hoạt động tế bào Kupffer, là giải pháp mới giúp phòng trị các bệnh lý gan từ gốc.
Theo dantri.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách trồng hoa súng trong chậu, hồ nước