Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa trạng nguyên (Tiếp theo và hết)


3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trưởng thành
3.1. Kỹ thuật trồng hoa trạng nguyên
Trồng trạng nguyên phải trồng nổi, cổ rễ cao bằng so với mặt đất, nếu trồng sâu cây phát triển chậm hay bị thối thân.
Thiết kế thi công sân vườn đẹp, thiết kế thi công sân vườn hồ cá Koi

Trồng xong tưới đẫm nước, nếu cây bị đổ ngả nghiêng dựng lại và bổ sung giá thể vào gốc cây
Trồng cây mô ban đầu, con thế hệ 1 và các thế hệ tiếp sau tương tự nhau. Khi cây có 7- 8 lá tiến hành cắt ngọn để cây bắt đầu phân cành. Trong sản xuất trạng nguyên việc tỉa cành tạo tán là một thao tác kỹ thuật quan trọng nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của người tiêu dùng. Số lượng cành/ cây thường được ưa chuộng: 5, 7 hoặc 9 cành. Khi số lượng cành/cây dưới 3 cành/cây cần tiến hành bấm ngọn để cây phát sinh nhiều chồi mới, sau đó tùy thuộc vào yêu cầu của người mua tiến hành tỉa nhánh và tạo tán cho chậu cây.
Phần ngọn cắt đi tiếp tục sử dụng nhân giống thế hệ thứ 2.
Lưu ý: Đối với việc sử dụng nhân giống trạng nguyên bằng biện phương pháp giâm ngọn từ cây mô chỉ nên sử dụng đến thế hệ thứ 3, nếu tiếp tục nhân các thế hệ tiếp theo sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa cây con như: tích lũy mầm bệnh, cây sinh trường kém…
3.2. Kỹ thuật tưới nước hoa trạng nguyên
Đối với trạng nguyên không nên tưới phun mạnh lên toàn bộ nhà lưới trồng hoa sẽ làm đất và vi sinh vật hại bắn lên cây, gây hại cho cây. Nên nắp đặt hệ thống dây, cần tưới để tưới đến từng chậu. Trạng nguyên không ưa ẩm quá vì vậy 2 – 3 ngày tưới 1 lần tuỳ theo điều kiện thời tiết.
3.3. Kỹ thuật bón phân hoa trạng nguyên
Hoa trạng nguyên rất mẫn cảm với phân bón, bón phân càng đầy đủ hoa càng đẹp, màu sắc đậm, lâu tàn. Sử dụng loại phân NPK (20:20:20) tan bón cho cây. Định kỳ 1 tháng bón 1 lần với lượng pha loãng 5kg/ thùng 220 lít với nước và tưới cho cây.
Giống trạng nguyên lùn trồng chậu rất mẫn cảm với các điều kiện ngoại cảnh, do đó trong quá trình chăm sóc chế độ tưới nước, phân bón phải tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt. Ngoài phân bón qua rễ, dinh dưỡng cung cấp cho cây chủ yếu được bổ sung qua lá. Cây con từ sau khi trồng đến khi kết thúc giai đoạn định hình tạo tán, định kỳ 1 tuần/lần pha loãng phân bón lá loại 30:10:10 phun lên toàn bộ bề mặt của lá cây, lượng pha 300g/thùng 220L. Khi cây trồng đã tạo được số cành nhánh thích hợp, tiến hành thay thế loại phân 30:10:10 sang loại phân có hàm lượng NPK: 20:20:20. Cuối cùng khi trạng nguyên bắt đầu có hiện tượng phân hóa mầm hoa (lá non mới ra có tía đỏ) tiến hành chuyển sang loại phân có hàm lượng NPK: 10:30:30.
4. Phòng trừ sâu bệnh
4.1. Sâu hại
Nhóm sâu ăn lá (sâu xanh, sâu khoang, sâu xám): Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non. Sử dụng: Supracide 40 ND 10 –15 ml/bình 8 lít, Pegasus 500 SC 7 – 10 ml/bình 8 lít, Ofatox 40 EC 8 – 10 ml/bình 8 lít.
Nhện hại (nhện đỏ hai chấm, nhện trắng và một số loại nhện khác): Nhện châm vào lá chỗ bị hại tạo thành vết chấm màu nâu vàng nhỏ tách riêng nhau. Khi bị hại nặng lá loang nổ màu vàng, nâu, biến dạng cong queo, lá màu nâu vàng, hoa lệch hoặc bị dị dạng, hoa tàn và thối. Các loại thuốc phòng trừ là: Pegesus 500 EC 8 –10 ml/ bình 8 lít, Mitac 20 ND 30 – 40 ml/bình 8 lít, ortus 5 SC 10 ml/bình 8 lít, Vimite 10 ND 10 –15 ml/ bình 8 lít…
Rệp nhảy: Rệp nhảy gây hại rất nghiêm trọng cho trạng nguyên. Rệp nhảy có miệng chích hút, hút dịch lá và nụ non. Cây bị rệp hại, sinh trưởng chậm, lá cong lại, trên lá có nhiều chất bài tiết dính, màu nâu đen, ảnh hưởng đến quang hợp, bị nặng, lá sẽ bị chết khô. Sử dụng : Supracide 40 ND 10 – 15ml / bình 8 lít; Polytrin P- 440 EC 15- 20 ml/ bình 8 lít; Ofatox 440 EC 8- 10 ml / bình 8 lít.
Bọ trĩ: Sâu non và trưởng thành chích hút dịch lá cây, cây bị hại nặng còi cọc không phát triển. Phòng trừ: Trước khi trồng vệ sinh trong và ngoài nhà lưới, nhặt sạch cỏ dại, nhặt bỏ lá già. Khi phát hiện thấy triệu chứng có thể dùng một trong các loại thuốc hoá học sau: Bassa 50 EC 15 -20ml/ bình 8 lít, Match50 ND 10ml/ bình 8 lít, Suprathion 40 EC 15- 20ml/ bình 8 lít ….
4.2. Bệnh hại
 Bệnh thối gốc: Bệnh phát sinh nhiều do chế độ twois nước tưới phân không hợp lý, giá thể thường xuyên trong tình trạng độ ẩm cao. Gốc cổ rễ bị thối có màu nâu, vỏ long ra, khi nhổ cây lên rễ trong đất rời ra. Phòng trừ: sử lý tốt giá thể trước khi trồng, sử dụng một số loại thuốc hoá học:   Benlate C 15- 20g/bình 8lít, Rhidomil MZ 72WP 20 -25 g/ bình 8 lít, Validamycin 50 SC 10 – 20ml/ bình…
Bệnh đốm lá: Vết bệnh ban đầu là những hình tròn nhỏ hoặc bất định, màu nâu nhạt, nâu đen, nằm rải rác ở phiến lá dọc gân lá, ở mép lá. Bệnh lan từ lá dưới lên lá trên. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ: Anvil 5SC 10 –15 ml/bình 8 lít; Tospin M 70 NP 8 –10 g/bình 8 lít; Vimonyl 72 BTN 25 –30 g/bình 8 lít.
 Bệnh phấn trắng: Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, mặt dưới lá mô bệnh chuyển màu vàng nhạt, bệnh hại lá là chủ yếu ngoài ra còn hại trên thân, cành hoa làm lá nhanh tàn, thối nụ, hoa nhỏ, xấu. Dùng các loại thuốc sau: Ridomil 500 SC 5 – 8ml/bình 8 lít, Score 250 ND 10 15 ml/bình 8 lít, New Kausan 16,6 BTN 10 15 g/bình 8 lít nước.
Bệnh héo xanh vi khuẩn: Vi khuẩn tác động vào bộ phận gốc rễ, vết bệnh màu trắng đục ủng nước, cây bị bệnh héo xanh, thường héo từ lá gốc lên trên, bẻ ngang cuống lá có bí mạch thâm đen. Sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng trừ: VibenC 50 BTN 20 – 25 g/ bình 8 lít, Ner Kasusan 16,6 BTN 10 – 15 g/ bình 8 lít Streptomicin 100 150 ppm.
5. Chăm sóc khi cây đã ra hoa
Giảm lượng nước tưới sau khi hoa tàn, để cây đi vào thời gian ngủ nghỉ. Suốt thời gian này, cây có thể chịu được nhiệt độ thấp nhưng không thấp quá 10oC.
 Khi thời tiết ấm hơn vào cuối mùa xuân, ta có thể thay chậu cho cây. Trong thời gian thay chậu cần để cây trong bóng râm. Sau khi ra hoa cây thường  trơ  thân và cành. Ta cũng tiến hành cắt tỉa cây trong giai đoạn này để tạo hình cho cây. Giữ cây thấp lùn và hạn chế phát triển của cây bằng cách bấm ngọn những mầm mới nhú ra cho đến giữa tháng 8.
Tưới nước cho cây (pha với 2 muỗng phân bón NPK 16-12-8-11+TE cho 1 lít nước) 2 tuần một lần trong suốt mùa hè. Cây trạng nguyên rất nhạy cảm với thời tiết lạnh và sương giá nên đưa cây vào nhà khi thời tiết chuyển lạnh.
Trong mùa hè cây bắt đầu đâm những chồi mới. Khi chồi dài khoảng 7,5 cm – 12.5 cm, ta cắt chồi đem giâm vào chậu cát ẩm đã tiệt trùng.
Trạng nguyên là cây có phản ứng với chu kỳ ánh sáng. Điều kiện đòi hỏi để cây ra hoa là mỗi ngày tối thiểu 12 h cây phải được để trong bóng tối. Từ 1 tháng 10, ta dùng hộp bao kín cây tờ 5 h chiều cho đến 8 giờ sáng hoặc nhiều hơn để cây phân hóa mầm hoa. Chỉ cần 5 phút chiều sáng với bóng đèn 60 oát trong đêm thì quá trình ra hoa chậm lại 2 tuần. Trong suốt thời gian này cần tưới nước và bón phân đầy đủ (2 muỗng phân bón (NPK 12-12-17-9+TE) cho 1 lít nước). Tiếp tục che sáng đến khi màu hoa bắt đầu xuất hiện ở chóp lá. Nếu các điều kiện trên được đảm bảo thì cây sẽ ra hoa bắt đầu từ tuần thứ ba của tháng 11.

Nguồn: Farmvina

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách trồng hoa súng trong chậu, hồ nước