Lợi ích từ đầu tư công trình xanh
Ở đây, đúng hơn cần dùng từ “lợi
ích” thay cho “nguyên nhân”. Có rất nhiều lợi ích khi chủ đầu tư thực hiện dự
án của mình đạt tiêu chuẩn công trình xanh. Trong điều kiện Việt Nam, những lợi
ích cụ thể như: Một là hiệu quả vận hành công trình. Theo thống kê, trung bình
cứ một công trình xanh có thể tiết kiệm khoảng 30% điện năng, tiết kiệm 30 –
50% lượng nước sinh hoạt. Ngoài ra còn giúp bảo vệ môi trường do giảm được từ
50 – 90% rác thải ra môi trường và giảm 35% phát thải carbon. Với các chủ đầu
tư trực tiếp vận hành công trình như: Trụ sở văn phòng, trường học, bệnh viện,
trung tâm thương mại, nhà máy, việc tiết kiệm này sẽ là lợi ích trực tiếp đối với
họ.Thưa ông, rõ ràng, vấn đề hiệu quả đầu tư luôn được đặt lên hàng đầu khi một
chủ đầu tư đưa ra ý tưởng đầu tư xây dựng dự án. Vậy thì, theo ông, nguyên nhân
nào thuyết phục chủ đầu tư phát triển dự án theo hướng “công trình xanh”?
Thứ ba, là 1 công cụ marketing
cho các chủ đầu tư BĐS. Nắm bắt được tâm lý và xu hướng xanh, sạch của người dân, một số chủ đầu
tư quan tâm đến công trình xanh để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình nhằm
nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
Thứ
tư, công trình xanh là công cụ giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu của tổ chức.
Đối với các tổ chức có những cam kết với cộng đồng và bảo vệ môi trường, việc thực hiện dự án công trình xanh
là cách tốt nhất để thể hiện cam kết của họ. Qua đó sẽ giúp mọi người nhìn nhận
được sự đóng góp của họ.
Việc đầu tư phát triển công trình xanh so với một công trình
thông thường có làm tốn kém chi phí hơn cho chủ đầu tư không? Thời gian hoàn vốn
có bị kéo dài hơn không?
- Theo thống kê của Hội đồng công trình xanh thế giới, xây dựng
công trình xanh có thể không phát sinh chi phí hoặc có thể tăng tối đa 10% chi
phí so với công trình thông thường, tùy theo từng dự án cụ thể. Ở Việt Nam,
chưa có nhiều công trình xanh để sử dụng cho việc phân tích và thống kê. Nhưng,
những đánh giá sơ bộ của Hội đồng công trình xanh Việt Nam cơ bản cũng theo xu
thế này. Việc phát sinh thêm chi phí có thể xuất phát từ các vấn đề: Thứ nhất,
cấp độ chứng nhận công trình xanh. Đối với mức thấp của chứng nhận công trình
xanh (chứng nhận, bạc), thường không phát sinh chi phí hoặc nếu có thì rất ít 1
– 2%, do các dự án hiện nay đa phần đã tiệm cận được ở mức này, như việc sử dụng
tường gạch không nung, kính Low-e, đèn Led, điều hòa VRV… có thể phát sinh từ 3
– 5% chi phí đối với mức chứng nhận vàng và từ 5 – 10% chi phí với mức bạch kim
(mức cao nhất). Thời gian hoàn vốn cho các giải pháp áp dụng theo chuẩn của
công trình xanh theo thống kê trung bình là từ 3 – 8 năm.
Thứ hai, thời điểm dự án áp dụng
theo quy trình công trình xanh. Nếu
chủ đầu tư quan tâm tới việc thực hiện dự án theo chuẩn công trình xanh, cần thực
hiện ngay từ bước thiết kế ý tưởng hoặc thậm chí sớm hơn để đảm bảo tất cả các
mục tiêu đều đáp ứng yêu cầu đối với công trình xanh được thiết lập ngay từ thời
điểm sớm nhất có thể, do đó các bên tham gia đều nắm rõ và có những tính toán tối
ưu cho việc thực hiện các mục tiêu.
Một vấn đề nữa là giải pháp thiết
kế kiến trúc nếu được thực hiện một cách hiệu quả theo hướng thiết kế thụ động,
sẽ giúp giảm chi phí đầu tư đáng kể cho các hệ thống kỹ thuật MEP của công
trình. Trong trường hợp ngược lại, nếu thiết kế không tốt sẽ làm tăng chi phí đầu
tư do phải sử dụng điều hòa công suất lớn hơn, thường xuyên hơn hay là sử dụng
điện nhiều hơn cho chiếu sáng và thông gió…
Thứ ba, năng lực đáp ứng của thị
trường. Với những thị trường mới phát triển như Việt Nam, các vật liệu và thiết
bị tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường chưa thực sự phổ biến và
giá thành khá cao do phải nhập khẩu từ nước ngoài…
Thanh Nga (thực hiện)
Nhận xét
Đăng nhận xét