Hương Sứ
Thân thẳng. Cành thẳng. Từng chi phân rạch ròi, dứt khoát. Lá dày, to, tròn, nhọn hình mũi mác. Hoa cánh xoay tròn, sắc trắng, sắc vàng, sắc phơn phớt đỏ; mọc thành chùm mà không phải chùm; từng nụ hoa như vẫn muốn đứng riêng, giữ gìn vẻ tự tại, thung dung. Hoa sứ đấy!
Không phải loại sứ thân nhỏ, lá nhỏ, mũi tròn (còn gọi là sứ Thái Lan) trồng chậu Kiểng; tôi đang nói về hoa Sứ - đại (hay còn gọi hoa Đại), trồng ngoài đất, tuổi thọ có thể lên đến hàng trăm năm, gốc gác từ các vùng bán bán sa mạc, sứ không sợ nắng bằng sợ ... nước. Nắng dai bao nhiêu sứ không thể chết, nhưng mưa dai thì coi chừng! Chính vì thế mà Sứ ưa các dạng đất xốp, thoáng nhứ đất pha cát. Cũng vì thế mà họ nhà Sứ thường phát triển mạnh, xanh tốt trong mùa nắng hơn trong những tháng mưa. Tuy vậy, ngay cả mùa nắng hanh người trồng Sứ cũng không tưới nước nhiều, liên tục cho cây, "Thà thiếu nước chứ không được thừa" đó là quy tắc vàng cho người trồng Sứ.
Sứ có rất nhiều màu sắc,: Đỏ, hồng, trắng, vàng... Mỗi loài một dáng, một vẻ riêng; nhưng chỉ có loài Sứ trắng với có mùi thơm. Ấy cũng là điều bí ẩn của thiên nhiên. Một bí ẩn không chỉ dành riêng cho hoa Sứ mà hình như tồn tại hầu hết nơi các loài hoa, có hương kém sắc, có sắc suy hương - phải chăng đó là ... sự công bình? Vậy nhưng, bảo màu trắng không đẹp thì cũng không đúng, nó không rực rỡ phô trương như các chị em áo hồng, áo tím; Nhưng những cánh hoa trắng muốt, nuột nà lại mang dáng vẻ yêu kiều mộc mạc rất riêng. Và nữa khi đêm về thì muôn hồng nghìn tía đều chung một số phận lấp trọng đêm duy nhất hiển thị trên "tấm màn nhung đen" chỉ còn lung linh sắc hoa màu trắng!.
Vậy nhưng, giá trị lắng sâu, âm thầm mà gợi nhớ cây Sứ đại lại chính là hương sứ. Thoảng thoảng dịu nhẹ, mơ hồ có như không. Ngày nhỏ, mẹ thường hái hoa sứ đại phơi khô dành làm thuốc . Hoa khô rồi nhưng vẫn ủ hương vấn vít không thôi. Mẹ bảo sắc chóng tàn phai nhưng hương thì không dễ..
Mẹ đi lâu rồi nhưng cây sứ đại thì vẫn còn, bền bỉ chống chọi cùng thời gian qua bao mùa mưa nắng. Cuối xuân, đầu hạ lại lặng thầm nảy lộc đơm hoa, lặng thầm ngan ngát đưa hương...
Y Nguyên
Không phải loại sứ thân nhỏ, lá nhỏ, mũi tròn (còn gọi là sứ Thái Lan) trồng chậu Kiểng; tôi đang nói về hoa Sứ - đại (hay còn gọi hoa Đại), trồng ngoài đất, tuổi thọ có thể lên đến hàng trăm năm, gốc gác từ các vùng bán bán sa mạc, sứ không sợ nắng bằng sợ ... nước. Nắng dai bao nhiêu sứ không thể chết, nhưng mưa dai thì coi chừng! Chính vì thế mà Sứ ưa các dạng đất xốp, thoáng nhứ đất pha cát. Cũng vì thế mà họ nhà Sứ thường phát triển mạnh, xanh tốt trong mùa nắng hơn trong những tháng mưa. Tuy vậy, ngay cả mùa nắng hanh người trồng Sứ cũng không tưới nước nhiều, liên tục cho cây, "Thà thiếu nước chứ không được thừa" đó là quy tắc vàng cho người trồng Sứ.
Sứ có rất nhiều màu sắc,: Đỏ, hồng, trắng, vàng... Mỗi loài một dáng, một vẻ riêng; nhưng chỉ có loài Sứ trắng với có mùi thơm. Ấy cũng là điều bí ẩn của thiên nhiên. Một bí ẩn không chỉ dành riêng cho hoa Sứ mà hình như tồn tại hầu hết nơi các loài hoa, có hương kém sắc, có sắc suy hương - phải chăng đó là ... sự công bình? Vậy nhưng, bảo màu trắng không đẹp thì cũng không đúng, nó không rực rỡ phô trương như các chị em áo hồng, áo tím; Nhưng những cánh hoa trắng muốt, nuột nà lại mang dáng vẻ yêu kiều mộc mạc rất riêng. Và nữa khi đêm về thì muôn hồng nghìn tía đều chung một số phận lấp trọng đêm duy nhất hiển thị trên "tấm màn nhung đen" chỉ còn lung linh sắc hoa màu trắng!.
Vậy nhưng, giá trị lắng sâu, âm thầm mà gợi nhớ cây Sứ đại lại chính là hương sứ. Thoảng thoảng dịu nhẹ, mơ hồ có như không. Ngày nhỏ, mẹ thường hái hoa sứ đại phơi khô dành làm thuốc . Hoa khô rồi nhưng vẫn ủ hương vấn vít không thôi. Mẹ bảo sắc chóng tàn phai nhưng hương thì không dễ..
Mẹ đi lâu rồi nhưng cây sứ đại thì vẫn còn, bền bỉ chống chọi cùng thời gian qua bao mùa mưa nắng. Cuối xuân, đầu hạ lại lặng thầm nảy lộc đơm hoa, lặng thầm ngan ngát đưa hương...
Y Nguyên
Nhận xét
Đăng nhận xét